Kiến Thức Tổng Hợp Bảo Dưỡng Cây Cảnh Ngoại Thất (Cây Công Trình)

  • 11/06/2020
  • 1123

Cây cảnh ngoại thất được hiểu là những chủng loại cây xanh có thể trồng làm cảnh, làm kiểng. Nhằm mục đích là trang trí làm đẹp các khoảng không gian, tạo tính thẩm mỹ và cải thiện thiên nhiên môi trường sống. Dưới đây là bài viết tổng hợp về kiến thức bảo dưỡng cây cảnh ngoại thất (cây công trình) của Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cảnh Quan TMC.

NỘI DUNG CHÍNH

I. Cây Cảnh Ngoại Thất.

Cây cảnh ngoại thất được hiểu là những chủng loại cây xanh có thể trồng làm cảnh, làm kiểng. Nhằm mục đích là trang trí làm đẹp các khoảng không gian, tạo tính thẩm mỹ và cải thiện thiên nhiên môi trường sống.

Cây cảnh ngoại thất có rất nhiều chủng loại với các đặc điểm sinh lý thực vật, đặc điểm hình thái và kích thước khác nhau được sử dụng trồng nhiều nơi như:

  • Khu đô thị, khu trung tâm thương mại, khách sạn,
  • Khu dân cư, khu chung cư,
  • Biệt thự, nhà dân dụng, nhà phố,
  • Khu công nghiệp, Nhà máy, xưởng sản xuất,
  • Khu phần mềm, Khu công nghệ cao,
  • Khuôn viên cơ quan nhà nước, khuôn viên trường học, bệnh viện,
  • Khuôn viên văn hóa tín ngưỡng (đền, chùa, nhà thờ),
  • Các tuyến đường giao thông, hành lang, dải phân cách đường đô thị,
  • Công viên, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu nghĩ dưỡng, Resoft, Sân golf…

Một số hình ảnh công trình cây cảnh ngoại thất tiêu biểu

Dưới đây là một số hình ảnh dự án, công trình cây cảnh ngoại thất tiêu biểu:

Hình. 1 Công viên văn hóa đầm sen

Hình. 1 Công viên văn hóa đầm sen

Hình. 2 Khu đô thị phía Đông Nam thành phố Hà Nội

Hình. 2 Khu đô thị phía Đông Nam thành phố Hà Nội

Hình.3 Công viên trung tâm khu dân cư Quảng Ngãi

Hình.3 Công viên trung tâm khu dân cư Quảng Ngãi

Hình. 4 Công viên trung tâm khu dân cư, dự án thi công và bảo dưỡng cây xanh tại Quảng Ngãi

Hình 4 Công viên trung tâm khu dân cư, dự án thi công và bảo dưỡng cây xanh tại Quảng Ngãi

Hình. 5 Dự án cảnh quan cây xanh đền, chùa

Hình. 5 Dự án cảnh quan cây xanh đền, chùa

II. Phân Loại Cây Cảnh Ngoại Thất Thường Được Sử Dụng Trong Cảnh Quan Sân Vườn.

1. Cây hoa cỏ trồng nền:

- Bao gồm các loại cây cỏ, hoa bụi thấp và bò sát mặt đất được chọn lọc và sử dụng để trồng phủ xanh cảnh quan: cỏ lá gừng (cỏ lá gừng việt nam, cỏ lá gừng thái); cỏ nhung nhật, cỏ lông heo, cỏ indo, cỏ đậu phộng, cúc xuyến chi,…

- Cỏ trồng nền thường ưa nắng, thiếu ánh sáng cỏ thường róng lá và cây yếu, hầu hết điều cần rất nhiều nước mỗi ngày.

2. Cây hoa phối kết:

- Là những chủng loại cây thân thảo nhỏ, thường dùng cscs loại có hoa đẹp, chiều cao thường <50cm, được phối kết, bố trí, sắp đặt chung với nhau tạo thành các cum tiểu cảnh đẹp: cẩm tú mai, thanh tú, ngũ sắc, lá màu, mỏ két, dừa cạn,…

- Thường là cây hoa ngắn ngày, sống khoảng 3-6 tháng hoặc hơn, cần sự cân bằng ánh sáng, rất ít cây loại này chịu được bóng râm, nếu sống trong bóng râm cây không đẹp và khó ra hoa. Cần nhiều chất dinh dưỡng và phân bón, dễ bị sâu bệnh hại lá, hoa.

3. Cây thân bụi:

- Là những cây hoa có chiều cao trung bình 0,5-1.5m, thân lá cành nhánh nhỏ, có thể trồng đơn lẽ hoặc phối kết lại với nhau trong sân vườn: hồng lộc, phước lộc tho, nguyệt quế, ngau, đại tướng quân…

- Cây chịu nắng tốt, cần lượng nước nhiều và thường xuyên, phân bón và dinh dưỡng cũng rất cần thiết để cây phát triển tốt.

4. Cây tạo dáng, cây bon sai:

- Cây cắt tỉa tạo dáng là những chủng loại cây có thể uốn tạo dáng, tạo thế, cắt tỉa, uốn thân, cành, nhánh tạo khối (tròn, vuông, ovan,…): sanh, si, ngâu, nguyệt quế,…

- Cây bon sai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt, … (tùng bon sai, sanh si bon sai, sung bon sai,…)

- Cây chủng loại này rất đặc biệt, có nhiều đặc tính sinh lý thực vật khác nhau. Nhưng nhìn chung là thường hạn chế về độ rộng tán lá, sự phát triển của cây.

5. Cây lâm nghiệp đô thị:

- Cây tiểu mộc (cao 1-6m):

  • Cây bằng lăng, cây viết, cây long não…
  • Thường trồng đường phố, khu dân cư, nhà dân dụng,…
  • Thường chịu nắng tốt, khi cây phát triển thì cây có thể tự dưỡng,

- Cây trung mộc (cao 6-12m):

  • Cây phượng, cây lim set, …
  • Thường trồng đường phố, các công trình công cộng,…Được ứng dụng đa phần trong cây xanh đô thị hiện nay.
  • Chịu nắng tốt, khi trưởng thành không cần công chăm sóc nhiều.

- Cây đại mộc ( lớn hơn 12m):

  • Cây thường là gỗ quý như dầu rái, sao đen, xà cừ, giáng hương, cẩm lai … Được ứng dụng khá nhiều trong cây xanh đô thị trước năm 1975.
  • Thường thấy ở các tuyến đường lâu đời tại các đô thị lớn, hay trong công viên, thảo cầm viên, khuôn viên bảo tàng, khu du lịch văn hóa…
  • Cây thân gỗ cổ thụ, lá phiến lớn, chịu khá tốt các điều kiện khắc nghiệt của môi trường,…

III. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cảnh Ngoại Thất.

1. Vệ sinh cảnh quan:

- Vệ sinh thảm cỏ:

- Vệ sinh cây hoa bụi phối kết:

- Vệ sinh các mảng hạ tầng liên quan: bồn cây, giàn hoa, hành lang,…

2. Tưới nước:

- Tưới tay:

- Tưới bằng hệ thống bán tự động

- Tưới tự động

3. Bón phân, bổ sung chất dinh dưỡng:

- Kiểm tra tình trạng sức sống của cây xanh.

- Kế hoạch bón phân, bổ sung dinh dưỡng định kỳ mỗi tháng

- Các loại phân bón phù hợp cho từng chủng loại cây xanh.

4. Xử lý sâu bệnh:

- Kiểm tra theo giỏi tình hình sâu bệnh,

- Lên phương án phòng trừ sâu bệnh,

- Kỹ thuật sử dụng an toàn thuốc trừ sâu bệnh cho cây

5. Cắt tỉa, cắt cỏ, xử lý cỏ dại:

5.1 Cắt tỉa

a. Cây cảnh lớn:

        Các dạng cắt tỉa cây: Hàng năm cây xanh phải được cắt tỉa đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo dáng cây và làm cho phát triển nhanh hơn và đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Thông thường có các loại cắt tỉa cây như sau:

- Làm quang vòm (đỉnh, ngọn, chóp) lá: loại bỏ các cành lá khô và gẫy, những cành to bị bệnh hoặc nguy hiểm;

- Làm mỏng vòm lá: loại bỏ bớt tán lá để giảm cản trở sự đi qua của gió trong mùa mưa bão;

- Nâng cao vòm lá: loại bỏ những tán lá thấp nhất tạo thông thoáng tầm nhìn trên đường, các nơi có biển báo, đèn tín hiệu giao thông;

- Giảm bớt ngọn: khống chế chiều cao, làm thấp đỉnh ngọn cây bằng cách cắt tỉa tự nhiên ít nhất là 1/3 độ lớn của các cành cây to bị loại bỏ;

- Phục hồi ngọn: thực hiện việc cắt tỉa để lấy lại cấu trúc tự nhiên của cây sau khi cây bị cắt tỉa hoặc xén ngọn không đúng cách.

       Thời gian cắt tỉa: Để giảm khả năng có thể xảy ra bệnh tật do sâu bệnh, vi khuẩn, thời gian cắt tỉa được thực hiện theo đặc điểm khí hậu của từng vùng trung bình 2 lần/năm, đặc biệt trước mùa mưa bão (trừ trường hợp vì lý do an toàn) như sau:

- Đối với tất cả các loại cây: không được cắt tỉa vào thời gian cành con đang đâm trồi;

- Đối với những cây vỏ mỏng: không được cắt tỉa vào mùa hè có thể gây tổn thương cho cây do ánh nắng mặt trời;

- Đối với những cây rụng lá vào thời kỳ nhất định (cây không có lá vào mùa đông): thời gian cắt tỉa tốt nhất vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau;

- Đối với những cây nguy hiểm có thể được cắt tỉa vào bất cứ thời gian nào trong năm.

Sau khi cắt tỉa bôi thuốc để thân cây khỏi bị nấm, sâu bệnh xâm nhập.

b. Cắt tỉa cây xanh chưa trưởng thành (cây non)

- Cắt tỉa cây sớm sẽ tăng tuổi thọ cây và hiệu quả chi phí, cây sẽ được an toàn hơn và ít cành bị gẫy.

- Cây non nên được cắt tỉa vào năm thứ 2 sau khi trồng để tăng cấu trúc của cây và cắt tỉa đều đặn những năm sau đó.

5.2 Cắt cỏ, xử lý cỏ dại:

- kế hoạch cắt cỏ mỗi tháng nhằm tạo mảng cỏ xanh. Sạch, đẹp, bằng phẳng,…

- Kế hoạch xử lý và phòng trừ các loại cỏ dại,

- Các cách xử lý cỏ dại triệt để

Việc bảo dưỡng cảnh quan, đặc biệt là cây cảnh ngoại thất cần thực hiện định kỳ và thường xuyên. Điều này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí khác như cải tạo hoặc thay mới, trồng dặm cây. Với kinh nghiệm lâu năm, Kientaoxanh luôn mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng trên cả mong đợi.

Thông Tin Liên Hệ

CÔNG TY TNHH KIẾN TẠO XANH

Địa chỉ: Trường Thọ Tây C, P. Trương Quang Trọng, TP. Quảng Ngãi

Website: Kientaoxanh.vn

Email: canhquantmc.vietnam@gmail.com

Hotline: 0347.627.921 - 0983.223.805